Nam châm (magnet) có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống hiện nay. Nhưng trên thực tế, nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu nam châm là gì, nó có những đặc tính như thế nào. Nam châm nhìn chung có rất nhiều đặc tính khác nhau, quan trọng là nó có thể hút được sắt, hút hoặc đẩy một nam châm khác đặt gần nó. Từ tính là tính chất tiêu biểu nhất của một nam châm.
Một viên, thanh, loại nam châm thông thường thường có hai cực là cực bắc N và cực nam S. Hai nam châm cùng cực đặt gần nhau nó sẽ đẩy nhau, còn khác cực thì sẽ hút nhau.
Nói về nguồn gốc của nam châm thì có rất nhiều tài liệu ghi chép lại. Nam châm tự nhiên xuất hiện từ rất lâu và được ghi lại trong cuốn sách cổ Hy Lạp rằng nam châm khi ấy có hình dạng như một hòn đá màu đen, có thể hút được sắt. Nhưng phải một thời gian sau, hòn đá màu đen này mới được biết đến ở nhiều quốc gia. Trong đó có Trung Quốc. Đây cũng là đất nước đầu tiên dùng nam châm để làm ra những loại la bàn xác định phương hướng.
Về tên gọi khác của nam châm là Magnet thì nó dựa trên một loại khoáng vật có khả năng hút được sắt. Khoáng vật này cũng có thể coi là viên đá màu đen trong sách cổ nhưng theo nghiên cứu địa chất, hóa học thì nó có tên gọi là Magnetit (FeO·Fe3O4). Những loại vật liệu có tính chất gần giống với Magnetit sẽ được gọi là Magnet, dịch ra là nam châm.
Loại khoáng vật Magnetit trong tự nhiên có từ tính yếu. Bên cạnh đó, nó còn có chất độc Asen gây viêm nhiễm da khi xâm nhập vào cơ thể con người khi uống nước, hít không khí có nhiễm Asen. Asen thường tích tụ trong não, các mô da, răng, xương, niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, có thể gây nên sự nhiễm độc cấp tính.
Chính vì thế mặc dù tìm ra nhưng người ta không dùng khoáng vật Magnetit trong tự nhiên để chế tạo nam châm, để sử dụng.
Các nhà khoa học đã phát hiện hỗn hợp gồm: Cu; Coban, Niken, Nhôm, Sắt, Titan và một số chất khác có thể chế tạo nam châm nhưng phải theo một tỉ lệ nhất định. Loại nam châm được tạo nên từ những hỗn hợp này thường được gọi là nam châm vĩnh cửu.
Hỗn hợp được nấu chảy trong lò nung dưới nhiệt độ 1600 độ C, khuôn cát được chuẩn bị để đổ hỗn hợp đã nung nóng vào khuôn, có tác dụng định hình nam châm.
Nhưng đây cũng chưa phải là công đoạn kết thúc. Muốn tạo từ tính cho nam châm cần phải nạp cho chúng từ tính.
Cách tạo ra nam châm còn có nhiều phương pháp khác nhau, còn có thể dùng dòng điện cho chạy qua dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh cường độ dòng điện để điều khiển độ lớn lực hút. Cách làm này thường cho ra đời những loại nam châm điện.
Trong một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học còn tìm ra vật chất (gọi là đất hiếm). Chúng kết hợp cùng hỗn hợp tạo ra nam châm nói trên để có thể tạo nên loại nam châm có từ tính rất mạnh tên là Neodymium (nam châm đất hiếm).
Viết bình luận